9 Sai Lầm Xe Đạp Đua Lớn Nhất Bạn Hay Mắc Phải

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Xe Đạp Đua

Xe đạp đua là một trong những dòng xe đạp được yêu thích nhất hiện nay, với thiết kế khung xe chắc chắn và mạnh mẽ.  Là dòng xe đạp thường dùng cho các tay đua thể thao chuyên nghiệp và mức giá thường rất cao còn phụ thuộc vào thương hiệu và dòng xe như thế nào. Chọn mua chiếc xe đạp đua đầu tay chẳng đơn giản tí nào. Thế nhưng khi mua xe đạp đua nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm, hãy cùng Xe Đạp Giá Kho điểm qua 9 sai lầm để bạn có thể tránh nhé:

9 sai lầm xe đạp đua lớn nhất bạn hay mắc phải

9 Sai Lầm Xe Đạp Đua Lớn Nhất Bạn Hay Mắc Phải (1)
9 sai lầm xe đạp đua lớn nhất bạn hay mắc phải

Một số sai lầm mà bạn hay mắc phải so với những người đi xe đạp chuyên nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện thì bạn nên khắc phục một số lỗi để giúp bạn hạn chế được chấn thương và nâng cao hiệu suất trong quá trình tập luyện. Hãy điểm qua 9 sai lầm lớn nhất về xe đạp đua mà bạn cần tránh nhất nhé:

1. Yên xe đạp đua quá lùn

Khi lựa chọn một chiếc xe đạp đua thì lỗi mà nhiều người hay mắc phải đối với những người mới bắt đầu chơi xe đạp đua. Nếu như bạn lựa chọn yên xe phù hợp với bản thân sẽ đem lại cho bạn cảm giác rất thoải mái và tự tin nếu như bàn chân của bạn có thể chạm được mặt đất một cách dễ dàng. Nếu như chiều cao của yên không phù hợp với bạn sẽ dễ dàng dẫn đến những tổn thương không đáng có đặc biệt nhất là đầu gối của bạn sẽ bị chấn thương trong quá trình tập luyện lâu dài. Để khắc phục được lỗi này thì bạn nên điều chỉnh yên sao cho phù hợp nhất, đầu gối của bạn sẽ hơi cong khi bàn chân ở dưới cùng của cong quay xe đạp. Ngoài ra nếu như bạn muốn có một con số chính xác hơn bạn có thể trực tiếp đến các trung tâm bảo dưỡng hay cửa hàng mà bạn mua xe đạp đua để có thể căn chỉnh một cách dễ dàng và chính xác nhất nhé, điều này sẽ hạn chế được những chấn thương mà bạn gặp phải.

2. Xe đạp đua tốt nhất chưa hẳn là “Tốt”

9 Sai Lầm Xe Đạp Đua Lớn Nhất Bạn Hay Mắc Phải (1)
Xe đạp đua tốt nhất chưa hẳn là “Tốt”

Đối với những ai đang bắt đầu tập luyện xe đạp đua thì bạn không cần thiết phải trang bị quá nhiều quần áo, phụ kiện xe đạp chuyên nghiệp đâu, thay vào đó thì bạn nên tập trung vào vấn đề kỹ thuật nhiều hơn. Đương nhiên nếu như bạn trang bị cho bản thân một con xe đạp thể thao bằng vật liệu carbon hầm hổ hay là một bộ trang phục chuyên nghiệp dành cho những tay đua thì nó sẽ giúp bạn có tinh thần phấn khởi hơn, nhưng nếu 1 chiếc xe đạp có cấu hình phổ thông hơn thì sẽ đi kèm những thông số thuần thực vẫn mang lại hiệu quả hơn cũng như giúp bạn nâng nâng cao hiệu quả tập luyện.

3. Không canh chỉnh xe đạp đua chính xác

Làm thế nào để khiến chiếc xe đạp của bạn phù hợp với bạn nhất là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý. Để có được sự phù hợp này thì bạn cần chú ý đến 2 yếu tố sau đó là chiều cao của yên và tầm với đến ghi đông. Đối với chiều cao của yên xe thì bạn nên chỉnh sao cho chân của bạn cong vừa phải ở đầu gối khi bàn chân của bạn ở cuối cùng của bàn quay xe đạp. Ngoài ra thì bạn cần chú ý đến khoảng cách tầm với đến ghi đông phù hợp với cánh tay và thân của bạn tạo một gốc là 45 độ so với xe đạp, nếu như bạn tập luyện ngồi trên chiếc xe đạp quá lâu sẽ khiến lưng của bạn sẽ đau khi tay chạm vào tay lái, nếu như quá ngắn thì sẽ khiến cho đầu gối của bạn sẽ quá gần với cánh tay. Cách tốt nhất khi mua một chiếc xe đạp đua đó chính là bạn nên chắc chắn được kích cỡ chiếc xe phải phù hợp với chiều cao cũng như vóc dáng của bạn.

4. Tránh né việc bảo dưỡng xe đạp đua

9 Sai Lầm Xe Đạp Đua Lớn Nhất Bạn Hay Mắc Phải (1)
Tránh né việc bảo dưỡng xe đạp đua

Việc bảo dưỡng chiếc xe đạp yêu quý của bạn không chỉ giúp bạn tiết kiệm trong việc thay thế một số phụ kiện quan trọng mà còn giúp xe đạp của bạn có tuổi thọ dài hơn. Thông thường thì việc bảo dưỡng xe đạp cũng rất dễ dàng nó thông qua những việc như là bạn nên vệ sinh xe đạp, kiểm tra xe đạp có sự cố ý không hay hư hỏng gì không, có phát ra những tiếng kêu lạ hay không, kiểm tra hệ thống chuyển động, phanh xe, yên xe, ghi đông, bạc đạn, dàn chuyển líp, sên xe đạp,…

5. Tập luyện xe đạp đua quá sức

Một trong những nguyên nhân có thể gây ra những chấn thương bạn gặp phải trong quá trình tập luyện đó chính là bạn tập luyện quá sức khi cơ thể của bạn yếu đuối hay là chưa sẵn sàng thích nghi với chế độ tập luyện khắc nghiệt. Vì thế mà bạn nên xây dựng cho bản thân chế độ tập luyện từ cơ bản đến từ cao, từ cấp độ nhẹ cho đến cấp độ nặng đẻ cơ thể của bạn dễ dàng thích nghi với chế độ luyện tập. Điều đầu tiên bạn nên biết đó chính là chỉ số RPE. Chỉ số RPE được viết tắt của Rate of Perceived Exertion đó chính là chỉ số đánh giá về nỗ lực nhận thức của bạn. Nói một cách đơn giản dễ hiểu đó chính là để bạn có thể dễ dàng mô tả thể trạng của bản thân trên thang từ 1 đến 10, 1 là thoải mái nhất và 10 là cực kỳ cố gắng quá sức. 

Thông thường thì giáo án tập luyện cho người mới được diễn ra trong 8 tuần với yêu cầu thể lực từ mức 4 nhiều hơn, vì thế trong quá trình tập luyện phải cần đan xen mức RPE 6, 7, 8 nhằm gia tăng sức lực cho bản thân. Bạn có thể tham khảo bằng dưới đây để có thể hiểu rõ hơn:

6. Không kiểm tra bánh xe đạp đua thường xuyên

Nếu như bạn đang đi trên chiếc xe đạp yêu thích của bản thân mà nghe thấy tiếng khó chịu phát ra từ bánh xe của bạn, vì thế bạn nên kiểm tra hệ thống chuyển động và bánh xe như thế nào?. Công việc kiểm tra bánh xe đạp đua một cách thường xuyên chính là một việc hết sức quan trọng bởi vì bánh xe là bộ phận trực tiếp chịu những ảnh hưởng của địa hình, hạn chế những rủi ro thủng lốp trong quá trình đạp xe. Trước khi mỗi lần kiểm tra lốp xe của bạn không bị mòn quá mức, bạn có thể thực hiện việc nạy bánh xe sau đó kiểm tra kỹ lưỡng các vết cắt hoặc đá kính trong rãnh, rất có thể trong quá trình luyện tập vô tình đạp những mảnh đá hay thủy tinh nhuyễn găm vào bánh xe. Bạn nên kiểm tra trong lúc này để loại bỏ những thứ có thể gây thủng. Đây là một trong những cách khá dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra bạn nên đảm bảo rằng lượng khí bơm vào bánh xe với áp suất là 90 đến 100 psi là lý tưởng nhất, nếu như bơm quá căng thì bánh xe dễ bị thủng, giảm lực kéo và đạp không cảm giác được thỏa mái, nếu như bánh xe quá mềm chẳng khác nào bạn đang đi xe đạp trên cát.

7. Không “khai phá” bộ truyền động xe đạp đua

9 Sai Lầm Xe Đạp Đua Lớn Nhất Bạn Hay Mắc Phải (2)
Không “khai phá” bộ truyền động xe đạp đua

Người bạn đồng hành cho chiếc xe đạp đua của bạn đó chính là dàn truyền động hoặc là nguồn động cơ có thể giúp bạn tăng tốc một cách dễ dàng. Hai điều cơ bản nhất đối với người mới đó chính là dẫn truyền động mà bạn cần lưu ý đó là dàn líp và tay đề. Về dàn líp, phần lớn các dàn truyền động đều có từ 2 đến 3 dàn đĩa tại phần giõ đĩa trước và từ 7 đến 12 líp tại dàn đĩa sau. Bạn nên di chuyển xích từ líp nhỏ nhất đến thứ tự líp sau lớn nhất sẽ giúp bạn giảm sức khi đạp xe. Tương tự như vậy nếu như bạn chuyển xích từ líp trước nhỏ nhất sẽ giúp bạn đạp dễ hơn khi tăng dần đến líp trước lớn hơn. Để kiểm tra bộ truyền động thì tốt nhất bạn nên đạp xe ngoài các con đường thoáng xe hoặc là bãi đất trống và bạn hãy thử chuyển líp hết tất cả mức và đạp thử để có thể cảm nhận mức líp phù hợp nhất. Nói chung đây cũng là một trong những cách mà các vận động viên chuyên nghiệp áp dụng để tìm ra nhịp chỉnh líp phù hợp nhất có thể. Nói về dàn tay đề, tay trái sẽ đảm nhiệm bộ giò đĩa trước và bên tay phải sẽ đảm nhận bộ líp đĩa sau. Tùy vào mỗi dòng xe chuyên vào mục đích cụ thể sẽ mang những hình dáng khác nhau, nhưng mà nhìn chung thì cách thức cua mỗi dòng tay đều khá tương đồng.

8. Ngại tham gia vào các nhóm xe đạp đua

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhóm xe đạp đua được thành lập nhằm chia sẻ và kết nối những thông tin, kinh nghiệm cũng như kiến thức giữa các thành viên với nhau. Nếu như bạn là người mới bắt đầu thì bạn đừng nên ngại ngùng khi tham gia vào các nhóm xe đạp nhé, vì trong quá trình tham gia vào nhóm thì bạn có thể học hỏi được những kỹ thuật cũng như là có thể hỏi bất kỳ những câu hỏi mà bạn thắc mắc nhầm nâng cao hiệu quả trong  quá trình tập luyện.

9. Không bổ sung đầy đủ năng lượng trong quá trình đi xe đạp đua

Một điều lưu ý khi bạn đi xe đạp đua thường xuyên hay bất kỳ phương tiện nào đó thì việc bạn bổ sung những chất dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết cho cơ thể của bản thân. Không chỉ bổ sung nước đầy đủ mà bạn còn phải ăn uống đủ chất là đúng giờ. Bạn nên tham khảo mức ăn khoảng 45 phút trong suốt 1 giờ để đạp xe, hoặc bạn có thể chia nhỏ hơn từ 15 đến 20 phút. Nếu như trong lúc đạp xe bạn không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như là hạ đường huyết, mệt mỏi, buồn nôn, lao lực, khó chịu trong người,..

➤ Xem thêm: 3 Ưu Điểm Của Bánh Xe Đạp Đua Bằng Sợi Carbon

Thông tin liên hệ 

  • Địa chỉ: 344 Đường Thống Nhất, Phường 16, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
  • Email: Xedapgiakho@gmail.com
  • Hotline: 098 176 57 75
  • Website: https://xedapgiakho.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *